Chiến sĩ công an xuất ngũ được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp, nếu…
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Kia K4 lộ diện, có thế chỗ K3 tại Việt Nam?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Những bo mạch chủ bình dân đáng mua cho game thủ
Dự báo khí tượng thủy văn hằng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường có độ tin cậy đạt 80 - 85%. Dự báo đủ độ tin cậy quỹ đạo và cường độ áp thấp nhiệt đới trước 2 - 3 ngày, tăng thời hạn cảnh báo quỹ đạo và cường độ bão trước 3 - 5 ngày. Cảnh báo lũ đủ độ tin cậy đối với các hệ thống sông lớn ở Bắc bộ trước 2 - 3 ngày, ở Trung bộ trước 1 - 2 ngày, ở Nam Bộ trước 10 ngày. Tăng chất lượng dự báo định lượng mưa lớn trước 2 - 3 ngày lên thêm 5 - 10% so với năm 2020; cảnh báo đủ độ tin cậy lũ quét, sạt lở đất trước 6 giờ; tăng thời hạn dự báo thời tiết đến 10 ngày.
Tối 18.1, tại Đồn biên phòng Tr'Hy (H.Tây Giang, Quảng Nam), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" xuân Ất Tỵ 2025. Hàng nghìn đồng bào các xã biên giới và cộng đồng người Lào H.Kà Lừm (tỉnh Sê Kông) tham gia.Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được trình diễn, nhằm tri ân đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới Tây Giang đã sát cánh cùng lực lượng bộ đội biên phòng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.Đây là dịp để thể hiện tinh thần "Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về đồng bào khó khăn.Ngoài hỗ trợ 24 con bò giống với tổng giá trị 384 triệu đồng, còn trao 30 suất quà cho các già làng, trưởng thôn, người có uy tín và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Ngoài ra, hỗ trợ 1.500 suất quà tết (800.000 đồng/suất) cho các hộ nghèo, các hộ giáp biên thuộc nước bạn Lào, cùng với "Gian hàng 0 đồng"; 600 chăn ấm và 3.000 áo ấm phân phát cho các hộ dân nghèo; 74 xe đạp; 18 giếng khoan; 16 ngôi nhà "Mái ấm biên cương"; 5 công trình "Thắp sáng vùng biên"... với tổng kinh phí hơn 4,3 tỉ đồng.Phát biểu tại chương trình, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, bày tỏ vui mừng khi được tham dự chương trình ý nghĩa tại vùng đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, nhấn mạnh, đây là hoạt động thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tấm chân tình sâu nặng của các ban ngành, đoàn thể, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh gửi gắm, sẻ chia với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới xa xôi."Những năm qua, cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, đối sách trong công tác bảo vệ biên giới, biển đảo, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới… Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi biểu dương, khen ngợi tinh thần trách nhiệm của lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh nhà trong thời gian qua", ông Triết nhấn mạnh.Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cũng mong muốn, tinh thần và dư âm của chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" sẽ tiếp tục lan tỏa và được cụ thể hóa thành những hành động, việc làm thiết thực, thể hiện sâu sắc tình nghĩa quân dân bền chặt. Ngoài ra, kết nối, vận động nguồn lực, mang hơi ấm mùa xuân đến với bà con nơi bản làng xa xôi, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng biên cương của Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.Tối 18.1, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Nam Giang (H.Nam Giang, Quảng Nam) tổ chức chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" năm 2025.Chương trình có các hoạt động sôi nổi như thi gói, nấu bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống, thi các trò chơi dân gian và tặng quà, bánh chưng cho các gia đình chính sách, hộ gia đình, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhân văn nhằm chăm lo, hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn trên địa bàn được vui xuân, đón tết và góp phần cùng lực lượng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Về quê làm nông...
Ho Chi Minh City Wings đang trải qua khoảng thời gian khó khăn. Đội bóng của HLV Erik Olson đang đứng áp chót trên bảng xếp hạng với 2 trận thắng và 5 trận thua. Việc thay thế ngoại binh ở thời điểm này là quyết định dễ hiểu khi Amir Williams gặp chấn thương, ngoài ra ngoại binh này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu từ ban huấn luyện của Ho Chi Minh City Wings.

Làm gì để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ thay lãnh đạo trước thềm Đại hội cổ đông 2024
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử văn hóa dân tộc tại TP.Thủ Đức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng quy hoạch đặc sắc, mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu công cộng.Khu vực thi tuyển ý tưởng quy hoạch rộng 395 ha, nằm phía đông nam xa lộ Hà Nội, thuộc địa bàn phường Long Bình, TP.Thủ Đức và phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, Bình Dương. Khu vực này gần depot Long Bình thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)Theo định hướng quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040, khu vực này là công viên công cộng và công viên chuyên đề đa chức năng, đan xen với một số khu chức năng dịch vụ hỗn hợp (không bố trí chức năng ở).Ông Nguyễn Duy Hưng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM cho biết, trên cơ sở kết quả cuộc thi, Sở Quy hoạch và Kiến trúc phối hợp UBND TP.Thủ Đức tham mưu UBND TP.HCM xem xét, chỉ đạo lựa chọn các nội dung quan trọng, phù hợp định hướng phát triển làm cơ sở tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000.Đối tượng tham gia dự thi là các công ty, tổ chức hoặc liên danh (2 hay nhiều công ty trong và ngoài nước) hoặc các cá nhân am hiểu lĩnh vực thiết kế quy hoạch, kiến trúc, có kinh nghiệm phát triển dự án, quản lý vận hành công viên, có đủ năng lực hoạt động, uy tín, có kinh nghiệm thực tế liên quan theo quy định.Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên đến 3 tỉ đồng, trong đó giải nhất 1 tỉ đồng, giải nhì 800 triệu đồng, giải ba 600 triệu đồng và 2 giải khuyến khích trị giá 300 triệu đồng/giải.Các thông tin về nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch công viên lịch sử - văn hóa dân tộc được đăng tải trên website của Sở Quy hoạch - Kiến trúc https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn và website của Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM https://www.hcmarc.com.Thời gian nhận hồ sơ đăng ký trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 27.2, tại Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc TP.HCM (lầu 5, phòng 5.3, 168 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1).Công viên lịch sử - văn hóa dân tộc hình thành từ những năm 1990, gồm 4 khu vực chức năng gắn với các chủ đề khác nhau, giới thiệu những sự kiện lịch sử và các công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh.Ngoài ra, còn có một số hạng mục công trình sinh hoạt văn hóa, khu vui chơi giải trí và cảnh quan thiên nhiên ấn tượng với hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng đồng bộ, thích hợp nhu cầu phát triển bền vững.Bên trong công viên có một số hạng mục do Ban quản lý Công viên lịch sử văn hóa dân tộc đầu tư, quản lý, vận hành.
Sắc vóc quyến rũ của 'hoa hậu cải lương' Như Huỳnh
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.
game be hazel o bai bien
Đài NBC News đưa tin các tỉ phú công nghệ Elon Musk, Jeff Bezos và Mark Zuckerberg sẽ dự lễ nhậm chức vào ngày 20.1 của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.Dự kiến 3 CEO của các hãng Tesla, Amazon và Meta sẽ xuất hiện nổi bật tại sự kiện, ngồi cùng các nhân vật được đề cử vào nội các mới và những quan chức đắc cử khác.Công ty Amazon của ông Bezos và Meta của ông Zuckerberg nằm trong số những công ty đã quyên góp cho lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó mỗi công ty quyên góp 1 triệu USD. Ông Musk, người đứng đầu các công ty Tesla, SpaceX và mạng xã hội X, đã chi hơn 250 triệu USD giúp ông Trump tranh cử vào tháng 11.2024.Theo xếp hạng trực tuyến của tạp chí Forbes, ông Musk có khối tài sản trị giá 417 tỉ USD và là người giàu nhất thế giới. Tiếp theo lần lượt là ông Bezos với 232 tỉ USD và ông Zuckerberg với 205,5 tỉ USD.Liên quan chính sách của ông Trump, vị tổng thống đắc cử cho biết ông sẽ lập một cơ quan chính phủ mới, được gọi là Cơ quan Doanh thu bên ngoài, nhằm thu thuế và mọi nguồn thu từ các nguồn nước ngoài, khi ông chuẩn bị áp dụng thuế nhập khẩu mới.Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump cho biết cơ quan mới sẽ thành lập ngay vào ngày 20.1 khi ông nhậm chức. Ông cho rằng người dân và doanh nghiệp Mỹ đã bị Sở Thuế vụ thu thuế suốt thời gian dài qua, trong khi các nước ngoài đang hưởng lợi khi kinh doanh với Mỹ.Ông viết: "Thông qua các hiệp định thương mại yếu kém và thảm hại, nền kinh tế Mỹ đã mang lại tăng trưởng và thịnh vượng cho thế giới, trong khi tự đánh thuế mình. Đã đến lúc điều đó phải thay đổi".Ông so sánh cơ quan mới đề xuất với Sở thuế vụ, và nước Mỹ "sẽ bắt đầu tính phí những kẻ làm ra tiền nhờ thương mại với Mỹ, và họ sẽ bắt đầu trả tiền".Theo hãng tin AP, cần có đạo luật ở Quốc hội Mỹ để lập một cơ quan liên bang mới.Hơn nữa, các chức năng của Cơ quan Doanh thu bên ngoài mà ông Trump đề xuất - gồm thu thuế và doanh thu từ các nước khác - hiện đã có Bộ Thương mại và cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ đảm trách.Người phát ngôn nhóm tiếp nhận quyền lực của Trump chưa đưa ra bình luận nào để làm rõ tuyên bố của ông Trump hoặc giải thích cách thức hoạt động của cơ quan mới.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư